I. Social Media là gì?
Để hiểu về Social media chúng ta cần hiểu rõ 2 khái niệm:
- Social: mang tính chất xã hội được hiểu với nghĩa đơn thuần là một nhóm người hay cộng đồng có cùng sở thích. Chung quan điểm tập hợp lại để cùng chia sẻ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
- Media là phương tiện truyền thông dùng để truyền tải thông tin, dữ liệu đến với người dùng hoặc giúp họ kết nối, chia sẻ thông tin với nhau. Phương tiện truyền thông phát triển từ môi trường offline như tivi, báo giấy, đài phát thanh… Dùng để truyền tải thông tin một chiều đến người dùng đến môi trường online như trang web,ứng dụng… cho phép người dùng tương tác với nhau.
Khi kết hợp hai từ với nhau bạn sẽ dễ hiểu hơn về khái niệm Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội).
Social Media là những phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để giao tiếp. Chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau. Với khả năng tương tác mạnh mẽ của mạng xã hội, đây được chọn là một trong những kênh hiệu quả khi làm Marketing Online. Một số kênh Social Media được nhiều người sử dụng như: Facebook, Youtube, Google+, Twitter… Ở đây bạn sẽ có thể quảng bá sản phẩm của mình, cũng như nhận được ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng.
II. Phân loại các nhóm Social Media:
Các nhóm Social Media bao gồm những nhóm chính sau:
- Social Community: là các kênh tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ và gắn kết những người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm. Vì thế, các social community có tính năng tương tác đa chiều, cho phép người dùng trò chuyện, kết nối và chia sẻ thông tin. Phổ biến nhất ở nhóm này là cacsc trang mạng xã hội như: Facebook; Instagram; Google+….
- Social Entertainment: là các trang hay các công cụ trực tuyến cho phép người dùng vui chơi và giải trí. Nổi bật gồm có social game, các trang web chơi game trực tuyến. Hay như trò chơi Pokemon Go người chơi tương tác ảo trên smart phone để bắt và huấn luyện Pokemon như đời thực.
- Social Commerce: là hình thức tận dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho việc mua và bán. Là một phần của thương mại điện tử, nơi người mua, bán có thể linh động hơn trong việc tương tác, phản hồi và chia sẻ kiến thức.
- Social Publishing: là các trang giúp phổ biến nội dung trên mạng. Gồm các trang blog, microsite, các trang dành cho việc đăng tải hình ảnh/ video/ audio/ document. Các trang đánh dấu trang và các trang tin tức. Ví dụ như: Youtube; Spotify; Reddit
III. Phân biệt social media với mạng xã hội và social netword:
1. Phận biệt Social media với mạng xã hội truyền thống
Các phương tiện truyền thống như tivi và báo giấy hay radio chỉ đáp ứng được yếu tố media chưa đáp ứng được yếu tố social. Vì Social Media không chỉ cung cấp thông tin cho bạn mà còn cho phép bạn tương tác trực tiếp với thông tin đó. Bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình hay nêu nên các ý kiến của mình về thông tin được đưa lên. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông truyền thông chỉ mới cung cấp thông tin một chiều. Nghĩa là bạn có thể xem tivi, đọc báo hay nghe đài nhưng không thể nào tương tác qua màn hình tivi, mặt giấy hay thiết bị radio.
Ví dụ: Với thông tin rơi máy bay Boeing 737- 800 tại Trung Quốc khiến 132 hành khách thiệt mạng được đưa tin trên truyền hình thời sự. Có thể sau khi xem được tin này bạn sẽ cảm thấy xót xa và thương tiếc. Nhưng bạn không thể bày tỏ cảm xúc của mình thông qua màn hình TV.
Ngược lại, cũng với thông tin này nhưng được đăng trên facebook hay diễn đàn bạn có thể tương tác với nó. Bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình thông qua việc like, share hay bình luận một điều gì đó để thể hiện, đây mới chính là Social Media.
2. Phân biệt Social Media với Social Netword (mạng xã hội)
Có lẽ khi bạn đọc đến đây bạn sẽ nghĩ Social Media và mạng xã hội là một. Nhưng trên thực tế mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của Social Media. Vì Social còn bao gồm các nhóm khác như blog, youtube, Spotify; Reddit…
Vì dụ: Khi bạn muốn chia sẻ một video thú vị đến mọi người lúc này có thể bạn sẽ chia sẻ lên Facebook, Instagram… Những kênh này chính là những kênh mạng xã hội. Nhưng cũng có thể bạn sẽ chia sẻ lên Youtube. Youtube cũng là một phần của Scoial Media nhưng nó không phải mạng xã hội mà là một trang web chia sẻ thông tin.
III. Lợi ích của Social Media marketing mang lại cho doanh nghiệp
- Social Media Marketing là hoạt động sử dụng tất cả các nền tảng social media để kết nối, tạo mối quan hệ với khách hàng. Việc này nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, tăng lượng truy cập vào website của doanh nghiệp. Từ đó tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
- Social Media Marketing bao gồm các hoạt động như sáng tạo nội dung, lắng nghe và tương tác với khách hàng, chạy quảng cáo và phân tích kết quả trên social media.
Vậy Social Media marketing có thể mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp?
1. Social Media Marketing có thể giúp doanh nghiệp định hình được thương hiệu:
Theo số liệu từ Statista, vào năm 2020 có đến 3,6 tỷ người dùng social media trên khắp thế giới. Và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên tới 4,4 tỷ người vào năm 2025. Do vậy bằng cách hiện diện và hoạt động tích cực trên các nền tảng social media, doanh nghiệp sẽ nâng cao cơ hội được biết đến và những lựa chọn bởi khách hàng.
Thông qua Social Media Marketing, doanh nghiệp có thể nhất quán về logo cũng như câu chuyện thương hiệu. Điều này giúp việc định hình thương hiệu và truyền tải cá tính của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn dễ hơn và lâu hơn.
2. Tiếp cận khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi:
Việc chia sẻ nội dung hữu ích liên quan đến sản phẩm trên social media là một cách tạo ra nhóm khách hàng tiềm năng. Thúc đẩy chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Thông qua hình thức Social Media Marketing thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng để PR sản phẩm và dịch vụ mà mình đang cung cấp. Việc tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo và giúp nâng cao lợi nhuận. Khách hàng cũng có thể tận dụng sự miễn phí và độ phủ sóng rộng rãi của các nền tảng xã hội để thực hiện mua hàng và thanh toán online.
3. Tăng traffic cho website
Với những nội dung quảng cáo độc đáo trên các trang mạng xã hội sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tò mò của khách hàng và khiến họ phải truy cập vào website của doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy Social Media là một hình thức cực kỳ hiệu quả giúp tăng traffic cho website của doanh nghiệp. Đồng thời giúp website của bạn tăng thứ hạng xếp hạng hay lọt top Google nhanh chóng. Việc lên top cũng sẽ giúp bạn thu hút được lượng lớn khách hàng tự nhiên không cần trả phí.
4. Duy trì mối quan hệ với khách hàng:
Bằng cách thường xuyên mang đến những nội dung hấp dẫn và tích cực tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Dần xây dựng sự uy tín với khách hàng khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu.
Ngoài việc tương tác với khách hàng, các doanh nghiệp còn xây dựng hệ thống trải nghiệm người dùng. Ví dụ như dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua chatbox, hay tổ chức các mini game. Cũng như các hoạt động giveaway (tặng quà miễn phí), giảm giá, tri ân khách hàng…. Điều này giúp nâng cao mức độ hài lòng và sự trung thành của các khách hàng đối với doanh nghiệp.
5. Xây dựng lên kênh quảng cáo miễn phí
Khi doanh nghiệp của bạn xây dựng được một website hay trang page thu hút được người dùng, thì bạn có thể giới thiệu các sản phẩm dịch vụ củ mình trên trính website và fanpage đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được rất nhiều ngân sách chạy quảng cáo. Thậm chi là có được nguồn khàng tiềm năng chất lượng. Mang lại sự chuyển đổi cao hơn so với tệp khách hàng nhờ chạy quảng cáo mang lại. Đây là hình thức tiếp thị cực kỳ hiệu quả giúp doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa hoặc nhỏ. khi chưa có đủ tiềm lực kinh tế có thể tận dụng triệt để để tiếp cận và xây dựng quan hệ với nhiều khách hàng và đối tác hơn.
THÔNG TIN KHÁC:
Marketing Campaign và bí quyết để Marketing Campaign thành công.
Affiliate Marketing là gì?- tại sao bạn nên kiếm tiền với affiliate marketing.