A/B Testing là gì? Và nó mang lại những gì cho chiến lược marketing của bạn hãy cùng Trang Nhung Tech tìm hiểu trong bài đăng sau đây nhé!
I. A/B Testing là gì?
A/B Testing (hay còn gọi là split testing) là việc chạy thử nghiệm 2 phiên bản A và B trong cùng 1 điều kiện, môi trường và tình huống nhằm tìm ra phiên bản vượt trội hơn để triển khai trên quy mô lớn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.
Một website bán hàng thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải mua hàng hoặc mua nhiều hơn. Một banner quảng cáo thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải bấm vào đó nhiều hơn. Một email thì có mục tiêu là khách hàng phải mở ra xem nhiều hơn. Tất cả mọi thứ đều có một mục tiêu nào đó, nhằm khiến cho khách hàng thực hiện một hành động mong muốn nào đó, hành động này được gọi là conversion. Tỉ lệ người thực hiện các hành động đó được gọi là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi).
Và việc đo lường và đánh giá 2 phiên bản A và B cũng chính là việc đo lường và đánh giá conversion rate của tiến trình đang thực hiện.
II. Lý do bạn nên sử dụng A/B Testing
1. A/B Testing có thể:
- Cho phép thực hiện các thay đổi, ngăn ngừa tác động xấu đối với trải nghiệm người dùng.
- Giúp xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của cac yếu tố lên hành vi của người khác.
- Chi phí thực hiện thử nghiệm thấp, tuy nhiên kết quả thu được có thể cao hơn gấp nhiều lần
- Giúp việc truyền đạt giữa sales, marketing, cấp trên có cơ sở hơn dựa trên dữ liệu cụ thể.
2. Ưu điểm trên từng phương diện cụ thể:
- Với website: Tối ưu UI/UX của website, tìm ra giao diện thu hút người dùng.
- Quảng cáo, bán hàng online: đo lường hiệu quả của từng mẫu quảng cáo; sản phẩm…
- Quảng cáo offline: đánh giá hiệu quả của kênh quảng cáo
- Email marketing: Xác định xem thiết kế nào, thời điểm nào, nội dung nào, tiêu đề nào … sẽ mang lại kết quả tốt nhất
III. Phân biệt giữa Split testing và A/b testing
Hai từ này thường được mọi người dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên chúng ta đã sai, vì hai loại test rất là khác nhau.
- A/B testing là so sánh 2 phiên bản dựa trên thay đổi cùng 1 yếu tố. Chẳng hạn như nội dung CTA hoặc hình ảnh trên landingpage.
- Split testing là tiến hành việc so sánh 2 thiết kế hoàn toàn khác nhau.
Với A/B testing thì bạn biết được yếu tố nào thực sự đóng góp khác biệt trong kết quả. Ví dụ. Nếu bạn so sánh 2 phiên bản của cùng 1 trang. Thì bạn có thể biết được khách truy cập chuyển đổi là do màu sắc, hình ảnh, hay nội dung.
IV. Quy trình triển khai A/B Testing
Bước 1: Chọn một biến để kiểm tra
Khi bạn tối ưu hóa các trang web hay email, có một số biến mà bạn muốn kiểm tra. Nhưng để đánh giá hiệu quả của thay đổi, bạn sẽ muốn tách riêng một biến độc lập và đo lường hiệu suất của nó. Nếu không bạn sẽ không thể chắc chắn được sự thay đổi là do biến nào tạo ra. Bạn có thể kiểm tra nhiều hơn một biến cho một trang web hoặc email; chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang kiểm tra từng cái một.
Ví dụ như: A/B Testing với email, bạn có thể kiểm tra các biến bao gồm các dòng chủ đề email, tên người gửi,…
Bước 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu chuyển đổi của bạn là số liệu bạn đang sử dụng để xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc ban đầu hay không. Mục tiêu có thể là bất kỳ điều gì, nó có thể là việc nhấp vào nút hoặc liên kết, hay giao dịch mua sản phẩm hay đăng ký e-mail, tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Tạo giả thuyết
Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo các ý tưởng thử nghiệm A / B và giả thuyết vì sao bạn cho rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Khi bạn có danh sách các ý tưởng, ưu tiên chúng theo tác động dự kiến và độ khó khăn trong việc thực hiện.
Bước 4: Tạo các biến thể
Sử dụng phần mềm A/B Testing như Optimizely hay HubSpot để thực hiện các thay đổi mong muốn về các yếu tố trên trang web, email hay ứng dụng của bạn. Đó có thể sự thay đổi màu sắc của một nút, hoán đổi thứ tự các phần tử trên trang, ẩn một số thanh điều hướng hoặc bất cứ yếu tố tùy chỉnh nào bạn muón. Nhiều công cụ kiểm tra A / B hàng đầu có trình chỉnh sửa trực quan giúp dễ dàng thực hiện những thay đổi này.
Bước 5: Chạy thử nghiệm
Bắt đầu thử nghiệm của bạn và chờ khách truy cập tham gia. Tại thời điểm này, khách truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn sẽ được gán ngẫu nhiên vào các biến thể của trải nghiệm. Sự tương tác của họ với từng trải nghiệm sẽ được đo lường, tính và so sánh để xác định cách mỗi hoạt động thực hiện.
Bước 6: Phân tích kết quả
Khi thử nghiệm của bạn hoàn tất, bước cuối cùng là phân tích kết quả. Phần mềm thử nghiệm A/B Testing sẽ trình bày dữ liệu từ thử nghiệm và cho bạn thấy sự khác biệt giữa cách hai phiên bản hoạt động.
V. Lời khuyên khi tiến hành A/B Testing
Nên làm
- Test có điểm dừng: Nếu dừng quá sớm thì bạn sẽ không có thông số giá trị để ra quyết định. Test quá lâu thì sẽ ảnh hưởng tới cvr và tổng số sales của bạn.
- Giữ được sự đồng nhất: Tiến hành A/B testing thì bạn phải ghi nhớ người dùng đã chọn phiên bản nào để hiển thị đúng bản đó giúp trải nghiệm của người dùng được đảm bảo.
- Test nhiều lần: Test nhiều lần mới ra được kết quả mong muốn vì chỉ có vậy mới có nhiều định hướng, mỗi lần test sẽ có được cải thiện conversion rate khác nhau.
- Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ máy tính và thiết bị di động: Phân chia traffic khi A/B testting trên các nền tảng bởi nó sẽ giúp bạn biết được độ thân thiện website mang lại cho họ.
Không nên làm
- Test khi không cùng điều kiện: Việc testing ở các phiên bản phải tiến hành song song và cùng điều kiện để có được kết quả chính xác.
- Kết luận sớm: Bạn không thể ra quyết định khi trong thời gian test ngắn, hãy test đủ thời gian xác định để có được kết quả cuối cùng.
- Làm khách hàng cũ ngạc nhiên: Nên tập trung ab testing vào khách hàng mới bởi lẽ nếu khách hàng cũ nhìn thấy mọi thứ khác so với lúc họ sử dụng thì điều này ảnh hưởng lớn tới chỉ số CVR.
- Để linh cảm chi phối: Kết quả test sẽ trái ngược với mong muốn của bạn. CTA làm bạn khó chịu nhưng nó lại hiệu quả hơn những gì bạn nghĩ tới. Thế nên tránh để linh cảm chi phối, hãy test mọi khả.
THÔNG TIN KHÁC:
Giải pháp content nào cho Maketers khi khách hàng ngày càng lười đọc nội dung
Khái niệm Outline Content: Cách lên outline content cho website
Các bạn có thể theo dõi fanpage Trang Nhung Tech để cập nhập những kiến thức mới nhanh nhất nhé!