Marketing Mix là gì? Cung cấp Chiến Lược Marketing chi tiết kèm Ví Dụ minh họa cụ thể - Blog Onshop

Khái niệm marketing mix chắc không con xa lạ với các marketer, chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển mô hình không phải ai cũng nắm được cụ thể.

Dẫn đến việc triển khai hoặc có nhiều thiếu sót. Hiểu được vấn đề này Trang Nhung Tech đã tổng hợp những kiến thức về Mix marketing và những vấn đề thiết yếu nhất cung cấp tới bạn đọc.

Cũng chúng mình tìm hiểu về mix marketing là gì nhé !!

KHÁI NIỆM MIX MARKETING LÀ GÌ ?

Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có:

Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại. Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là

Tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.

Lý thuyết là như vậy nhưng làm thế nào để có thể áp dụng vào thực tiễn là điều vô cùng khó khăn. Về cơ bản thì mô hình marketing mix bao gồm gồm 4 thành phần với sản phẩm hữu hình và 7 thành tố cho sản phẩm vô hình, và thuyết 4Cs. Nói cách khác các thành phần của marketing mix bao gồm 3 mô hình đó là: 4P, 7P và 4C

Vai trò của marketing mix 

Nhắc đến vai trò của marketing mix, nó là yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Được coi là cầu nối giữa người mua và người bán Giúp người bán có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu được những nhu cầu thực tế của người mua. Từ đó giúp thỏa mãn một cách tối ưu nhất.

Marketing mix 4P truyền thống

Marketing mix là gì? Mô hình 4P trong marketing – Simple Seeding

 

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p.

 

Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó.

Ví dụ về các sản phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thông minh,hay một chiếc máy sản xuất,…

Ví dụ về các sản phẩm vô hình (dịch vụ) là dịch vụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ tín dụng của ngân hàng,…

 

Price (Giá cả)

Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm. Có ba chiến lược định giá chính bao gồm:

Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:

Place (Phân phối)

Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng

Dưới đây là các chiến lược phân phối bạn có thể tham khảo

Ngoài ra, bạn cần để ý những vấn đề sau:

Promotions (xúc tiến thương mại)

Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh,…

Với ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết,…

Để tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.

3 yếu tố P bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì? 

Tìm hiểu về marketing mix, các thành tố trong 4P và 7P – iSchoolVietNam.Com – Chuyên gia đào tạo sửa chữa apple

Process (Quy trình)

Quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty. Bạn cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đã có một quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn.

People (Con người)

Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.

Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như. không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,… Đây là yếu tố cơ sở vật chất nhưng trong marketing dịch vụ nó quan trọng hơn cả

Physical Evidence giúp đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng.

Ví dụ như nhắc đến quán cafe không gian hiện đại thì người ta thường nghĩ tới The Coffee Housse. Còn khi nhắc tới thái độ chăm sóc khách hàng chuẩn thì người ta nghĩ tới Google…

Sơ lược về 4C marketing mix là gì?

Giống như bản mở rộng của Marketing Mix, mô hình 4Cs bao gồm các thành tố như sau:

Cost

Theo Lauterborn, giá của sản phẩm không chỉ được xác định trong quá trình mua hàng. Và ông đã mở rộng khái niệm Price thành Cost, nghĩa là chi phí mà khách hàng bỏ ra để sử dụng, vận hành và bảo hành sản phẩm. Từ đó các doanh nghiệp cần đưa ra giá bán hàng hợp lý để đem lại tới khách hàng những giá trị tương xứng.

Consumer Wants and Needs

Doanh nghiệp chỉ nên bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu, mong muốn khách hàng. Vì thế họ cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu

Communication

Cũng theo Lauterborn, khái niệm promotion có mang tính cưỡng ép, còn communication mang tính hợp tác hơn. Marketer cần phải tương tác với những khách hàng của mình dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Convenience

Sản phẩm của doanh nghiệp bạn luôn phải có sẵn với khách hàng. Marketer cần xác định chính xác kênh phân phối sản phẩm sao cho thuận tiện nhất tới khách hàng.

Lời kết

Trong chiến lược Marketing chính thì các Marketer thường sử dụng mô hình 4P thường xuyên. Tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng mà mô hình marketing mix có thể thay đổi.

Vì vậy, các nhà marketing cần hiểu về marketing mix là gì, mục tiêu cụ thể của chiến lược marketing mix 4p là như thế nào, từ đó xác định nên dùng mô hình marketing 4P hay 7P.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Marketing Campaign, 4P (Product, Price, Places, Promotion) là yếu tố được đặc biệt chú trọng. Vì đây […]

[…] MARKETING MIX VÀ MÔ HÌNH CHỮ ‘P’ HUYỀN THOẠI […]