Trong mỗi chiến lược marketing ngày này, KOL và KOC giữ vai trò quan trong việc tác động đến nhận thức của khách hàng. Tuy rằng luôn song hành cùng sản phẩm dịch vụ nhưng KOL và KOC lại không hoàn toàn giống nhau. Hãy cùng Trang Nhung Tech phân tích điểm giống và khác nhau giữ KOL và KOC trong bài đăng dưới đây. Và đâu mới là lựa chọn tốt nhất để bứt phá doanh số cho doanh nghiệp của bạn.
I. KOL và KOC là gì?
1. KOL (key opinion leader):
Thường là người nổi tiếng, sở hữu chuyên môn và tầm ảnh hưởng nhất định trong một lĩnh vực nào đó liên quan đến sản phẩm dịch vụ. Các KOL có thể là một đầu bếp danh tiếng, ngôi sao điện ảnh, người mẫu,… Những người nổi tiếng trên nền tảng truyền thông xã hội. Họ được doanh nghiệp thuê quảng cáo sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
2. KOC (key opinion consumer)
Lại là đối tượng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ và đưa ra nhận xét đánh giá. Họ không nổi tiếng như KOL hay người đại diện thương hiệu. Tuy nhiên chính điều này lại khiến khách hàng quan tâm, tin tưởng đánh giá của họ hơn. Quy mô hoạt động của KOC không lớn như KOL nhưng đối tượng theo dõi KOC lại rất trung thành.
Mặc dù không sở hữu lượng người theo dõi lớn như KOL nhưng ý kiến đánh giá của KOC lại tác động khá mạnh đến khách hàng. Quyết định có mua hàng hay không của khách hàng dựa vào đánh của KOC nhiều hơn so với KOL. Chính vì vậy, trong mọi chiến dịch marketing, doanh nghiệp không thể đánh giá thấp vai trò của KOC.
II. KOL và KOC khác nhau như thế nào?
1. Tính chủ động
Thông thường, các KOL sẽ được nhãn hàng liên hệ đưa ra lời mời quảng cáo. Phía doanh nghiệp có thể trả thù lao cao KOL bằng tiền mặt hoặc sản phẩm dịch vụ họ quảng cáo.
Còn với KOC, họ lại chủ động hơn trong việc liên hệ với nhãn hàng gợi ý yêu cầu kiểm tra đánh giá sản phẩm dịch vụ. Ý kiến của nhóm đối tượng này có phần khách quan hơn so với KOL.
2. Phạm vi ảnh hưởng
Phạm vi ảnh hưởng của KOL phân theo nhiều cấp độ, tùy thuộc theo mức phụ sóng của họ. Cụ thể:
- KOL có mức ảnh hưởng nano từ 1.000 – 10.000 người
- KOL có mức ảnh hưởng siêu nhỏ 10.000 – 50.000 người
- KOL là người nổi tiếng có thể ảnh hưởng đến cả triệu người
3. Độ tin cậy với khách hàng
Về cơ bản thì KOC chính là người dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là KOC có khả năng đưa ra nhận xét, đánh giá một cách dễ hiểu và khách quan. Họ sẽ bày tỏ quan điểm của mình trên blog, tài khoản mạng xã hội của kênh Youtube, TikTok, Instagram, Facebook.
Còn với KOL, họ lại được trả tiền để cộng tác với thương hiệu, nhằm quảng bá cho sản phẩm dịch vụ. Vì thế ý kiến của nhóm đối tượng này đôi khi không thực sự khách quan cho lắm.
III. Lý do gì khiến KOC đang dần thay thế KOL?
Trong thời đại 4.0 này, khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Khách hàng đều cẩn thận hơn khi quyết định mua một sản phẩm. Hoj sẽ tìm hiểu từ những nhận xét của khách hàng trước. Đây cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời.
Chính vì vậy, sau khi tìm hiểu KOC là gì xu hướng KOC đang dần thay thế KOLs bởi:
1. Tiết kiệm chi phí cho nhãn hàng:
Khi hợp tác với KOL, nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí khá lớn booking tùy thuộc vào cấp độ nổi tiếng của KOLs đó. KOLs càng nổi tiếng, thì chi phí chi trả của doanh nghiệp càng cao. Ngoài ra, chi phí phát sinh khác trong việc sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông đi kèm.
Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ phải chi đóng phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC đem lại.
2. Tăng doanh thu hiệu quả:
KOC trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm, đưa rõ ra những nhận xét chân thực nhất của chính mình mà không phụ thuốc vào nhãn hàng. Do đó những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng.
3. Tạo lòng tin với khách hàng:
KOC không những đem tới hiệu quả tại , mà bền lâu còn giúp nhãn hàng xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng bằng những review khách quan, chân thực nhất.
Xu hướng KOC giúp cho doanh nghiệp và KOL đo lường được mức độ hiệu quả xây dựng chiến lược marketing tối ưu nhất. Từ đó, KOL cũng khẳng định tên tuổi của mình bằng dữ liệu thực tế, doanh nghiệp có những con số cụ thể để đưa ra quyết định tối ưu nhất trong chiến lược Influencer Marketing của mình.
IV. Kết hợp KOL và KOC giúp chiến dịch đạt hiệu quả cao hơn
Nếu KOL có thể mở rộng mức độ nhận diện của sản phẩm thì KOC sẽ giúp chuyển hóa tâm lý người tiêu dùng, tăng độ tin cậy và chuyển đổi ra đơn hàng. Vì vậy, tuy độ phủ thấp hơn KOL nhưng KOC có khả năng bán hàng hiệu quả hơn.
Những nội dung được đăng tải từ KOL là điểm chạm đầu tiên, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Từ đó, khán giả sẽ tìm hiểu thêm về sản phẩm và xem những bài viết, hình ảnh, video review từ các KOC. Content KOC đăng tải sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng, thuyết phục hơn và dần ra quyết định mua hàng.
Chiến lược kết hợp KOL và KOC được rất nhiều thương hiệu áp dụng thành công. Giúp tăng hiệu quả đáng kể cho các chiến dịch truyền thông của mình như Clinique, OLAY,..
Vì vậy, đây là một cách marketing đáng để cân nhắc nếu cách làm này phù hợp với mục tiêu và ngân sách mà thương hiệu của bạn sẵn sàng chi cho chiến dịch.
THÔNG TIN KHÁC:
Giải pháp content nào cho Maketers khi khách hàng ngày càng lười đọc nội dung
Video content là gì? Lợi ích của video content trong marketing
Các bạn có thể theo dõi Fanpage Trang Nhung Tech của chúng mình để cập nhập những thông tin mới nhất nhé!