Semantic search là gì? Đây là câu hỏi mà bất cứ người làm SEO và sáng tạo nội dung nào muốn đạt thứ hạng cao trên Google đều không thể bỏ qua. Mỗi ngày Google nhận được đến 52 tỷ lượt tìm kiếm mỗi tháng và nắm giữ tới 92.19% thị phần của ngành tìm kiếm. Với nhu cầu đó, tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search) xuất hiện nhằm đáp ứng cho tất cả những thứ gì người search đang cân nhắc hoặc tìm hiểu mỗi ngày. Nhiệm vụ của chuyên gia SEO lúc này đó là làm cách nào để nội dung của trang khớp gần nhất với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Thuật toán Semantic Search là “cải tiến” của Google nhằm mang đến kết quả tìm kiếm chính xác nhất cho người dùng. Vậy cụ thể Semantic Search là gì, tại sao lại cần thiết với SEO cũng như cách tối ưu Semantic SEO hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nào!
I. Semantic Search là gì?
Semantic Search (Tìm kiếm theo ngữ nghĩa) đề cập đến việc công cụ tìm kiếm trả về các kết quả tìm kiếm chính xác nhất, được cá nhân hóa bằng cách dựa trên mục đích của người dùng và ngữ cảnh truy vấn.
Có thể nói Semantic Search giúp việc duyệt Web trở nên hoàn thiện hơn, nó hiểu gần như chính xác nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Thay vì như trước đây chỉ đơn giản là đối sánh từ khóa với các trang.
Semantic search cũng cho phép Google phân biệt các thực thể khác nhau (người, địa điểm và sự vật) và diễn giải truy vấn dựa trên các yếu tố như:
- Lịch sử tìm kiếm của người dùng
- Vị trí của người dùng
- Lịch sử tìm kiếm toàn cầu
- Các biến thể chính tả.
Ví dụ: khi search từ khóa “Cách để làm bánh” thì Sematic search của Google tự động hiểu người dùng đang tìm kiếm hướng dẫn công thức, các hướng dẫn làm bánh và cho xuất hiện lên top tìm kiếm những video và trang web hướng dẫn làm bánh.
II. Cách thức hoạt động của Semantic
Việc theo đuổi tìm kiếm ngữ nghĩa của các công cụ tìm kiếm vốn là điều dễ hiểu. Tìm kiếm ngữ nghĩa giúp xử lý ngôn ngữ tự nhiên tốt hơn, ít spam hơn, hiểu rõ mục đích tìm kiếm hơn, dẫn đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Bên cạnh đó, dữ liệu Google tăng gấp đôi mỗi hai năm, do đó nó đòi hỏi các công cụ tìm kiếm cần được tổ chức tốt hơn, kết nối dữ liệu và cấu trúc và kết nối dữ liệu ngày càng tăng này.
Semantic search bắt đầu với bản cập nhật của Hummingbird được Google tung ra vào năm 2013. Đây là thuật toán sử dụng ngữ cảnh và mục đích tìm kiếm (không phải các từ khóa riêng lẻ trong truy vấn như trước đây) nhằm đảm bảo các trang hoạt động tốt hơn và đưa ra kết quả khớp chính xác từ khóa. Đó là một trong những thay đổi đầu tiên của Google nhằm phân phối kết quả và đảm bảo trải nghiệm tìm kiếm thỏa đáng.
Tháng 10.2015, Google tiếp tục ra mắt RankBrain như một phần của Hummingbird. Dù mục đích hai bản cập nhật tương tự nhau nhưng hoạt động khác nhau. RankBrain là một hệ thống học máy bao gồm 2 thành phần:
- Phân tích truy vấn: cố gắng diễn giải các truy vấn bằng cách kết hợp chúng với các truy vấn phổ biến hơn. Quá trình này được kích hoạt khi thuật toán gặp các truy vấn dài, không rõ ràng hoặc quen thuộc.
- Xếp hạng: để tìm các trang phù hợp tốt cho truy vấn, thành phần này phân tích các trang đã được lập chỉ mục cho các tính năng cụ thể. Ví dụ, các mẫu sử dụng cụm từ có liên quan nhất định, phân tích các kết quả tìm kiếm hoạt động tốt nhất (dựa vào BR, time on site, CTR…) và tìm kiếm sự tương đồng giữa các trang này. Do đó, các trang này dù không có cụm từ chính xác từ truy vấn nhưng cũng được xem là có liên quan.
III. Semantic Search có ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
1. Sự lên ngôi của Voice Search (tìm kiếm giọng nói)
Sự tăng cao của Voice Search chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển của Semantic Search, đặc biệt là Mobile Voice. Tối ưu hóa cho Voice Search khác với SEO thông thường vì đòi hỏi nội dung của bạn phải đi thẳng vào vấn đề. Với các tìm kiếm dựa trên ý định và mang tính chất đối thoại, tự nhiên nhiều hơn.
- Các tối ưu Semantic SEO:
Hãy trả lời rõ ràng và ngắn gọn cho câu hỏi của người dùng ở đầu bài viết trước khi đi vào phân tích vấn đề chi tiết, cụ thể hơn.
Đừng quên sử dụng dữ liệu có cấu trúc (Structured Data) để giúp công cụ tìm kiếm hiểu tốt hơn chủ đề và ngữ cảnh bài viết của bạn.
2. Tập chung vào nội dung chủ đề thay vì từ khóa
Đã đến lúc bạn ngừng xây dựng nội dung chỉ tập trung xoay quanh các từ khóa. Thay vào đó, hãy đề cập sâu hơn vào các chủ đề trong thị trường ngách của bạn. Từ đó tạo ra các tài nguyên chất lượng cao, toàn diện, độc đáo hơn.
- Cách tối ưu Semantic SEO:
Thay vì tạo ra nhiều bài viết ngắn, mỗi trang có chủ đề nhỏ riêng hãy cân nhắc xây dựng các bài viết tổng hợp, chuyên sâu và toàn diện hơn, khiến người dùng cảm thấy có giá trị.
3. Ưu tiên Search Intent (ý định tìm kiếm)
Từ khóa là một phần không thể thiếu trong quá trình SEO. Hiện nay việc nhồi nhét từ khóa không còn hiệu quả. Thay vào đó, thuật toán Semantic Search hướng tới các từ khóa được tìm kiếm với mục đích xác định “ý định tìm kiếm”.
Bằng cách kiểm tra các truy vấn dẫn khách hàng mục tiêu đến với Website, bạn sẽ có hàng loạt chủ đề lý tưởng cho các bài viết của mình.
- Cách tối ưu Semantic SEO:
Lập danh sách từ khóa và phân loại chúng theo ý định của người dùng.
Ví dụ: Với các truy vấn “So sánh iPhone 12 và 13” thì người dùng có ý định nghiên cứu sản phẩm
Nhưng với truy vấn “Địa chỉ mua iPhone 13” thì người dùng đã thể hiện ý định mua hàng.
Sau khi đã danh sách từ khóa, bạn hãy tạo ra nội dung giải quyết trực tiếp vấn đề của khách hàng thay vì các chủ đề rộng.
4. Kỹ thuật SEO cũng quan trọng như Content
Bạn cần tối ưu hóa trang Web của mình để Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn. Một số khía cạnh cần lưu ý như:
Từ khóa:
Sử dụng các công cụ phân tích nội dung để khai thác các từ khóa phổ biến và các từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) liên quan phù hợp. Đặt từ khóa vào thẻ tiêu đề, URL, nội dung, meta, heading một cách tự nhiên.
Xây dựng liên kết:
Các liên kết ngược từ các Web có thẩm quyền vẫn là một trong những tín hiệu xếp hạng Web quan trọng. Hãy sử dụng cấu trúc liên kết nội bộ để điều hướng khách hàng đến các nội dung có giá trị khác của bạn.
Dữ liệu có cấu trúc:
Sử dụng Schema markup để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp bạn và công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang Web của bạn.
Tốc độ trang Web:
Tối ưu dung lượng, nén hình ảnh, tận dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt và làm theo Google’s checklist để tối ưu hóa tốc độ trang Web.
5. Tối ưu trải nghiệm của người dùng
Sự hài lòng của người dùng chính là mục tiêu quan trọng nhất trong “thời đại” Semantic Search. Google quan tâm đến sự hài lòng của người dùng và thường xuyên điều chỉnh thuật toán để hiểu ý họ rõ hơn. Chính vì vậy UX đang cần được tập chung hơn.
- Các tối ưu Sematic SEO:
Hãy thường xuyên cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động. Theo dõi các chỉ số đo lường website như tỷ lệ thoát, lưu lượng truy cập…
Chúc các bạn thành công với các mẹo nhỏ trên!
Một số thông tin khác có thể bạn quan tâm:
Khái niệm SMO và những kỹ thuật trong SMO cần nắm rõ
Các loại Search Intent là gì? Tầm quan trọng trong SEO
Các bạn có thể theo dõi Fanpage Trang Nhung Tech của chúng mình để cập nhập những thông tin mới nhất nhé!