I. Khái niệm Digital Marketing
Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó, các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook. Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
II. Vai trò của Digital Marketing đối với một doanh nghiệp
Mặc dù các cách Marketing truyền thống vẫn đang tồn tại trong cuộc sống hiện nay như việc quảng cáo trên báo in, thông tin liên lạc qua điện thoại hoặc tiếp thị quảng cáo ngoài trời…
Nhưng với Digital Marketing thì doanh nghiệp có thể tiếp cận người dùng trên trực tuyến. Điều này có nghĩa là có nhiều khả năng hơn để các thương hiệu tiếp cận khách hàng, bao gồm email, video, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm.
Ở giai đoạn hiện nay, Digital Marketing rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp để tăng tính phù sóng thương hiệu. Và cách nhận thức của người dùng về thương hiệu của bạn.
Để có thể thực hiện các hình thức Digital Marketing, mọi thương hiệu đều phải có cho mình một trang web. Nếu không, ít nhất họ cũng có sự hiện diện thương hiệu trên mạng xã hội hoặc chiến lược quảng cáo kỹ thuật số.
Hiện nay, nội dung kỹ thuật số và tiếp thị phổ biến đến mức người tiêu dùng ngày nay mong đợi và dựa vào nó như một cách để tìm hiểu về thương hiệu.
Bởi vì Digital Marketing có rất nhiều lựa chọn và chiến lược đi kèm với nó. Bạn có thể sáng tạo và thử nghiệm với nhiều chiến thuật tiếp thị với ngân sách tiết kiệm. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như bảng điều khiển phân tích để theo dõi mức độ thành công. Cũng như ROI của các chiến dịch nhiều hơn những gì bạn có thể làm với nội dung quảng cáo truyền thống.
Digital Marketing sẽ bao gồm tất cả các hình thức như:
- Design UI/UX
- SEO ( Seerch Engine Optimization )
- Content marketing
- Email marketing.
- Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết
Để hiểu rõ hơn về khái niệm Digital marketing cũng như các hình thức của nó chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
III. Các hình thức Digital marketing
Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog
Phần lớn các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thường có website là nơi cung cấp thông tin chính thống và để khách hàng liên hệ tìm hiểu sản phẩm. Một website thiết kế tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem lại những trải nghiệm người dùng tốt và giúp đưa thêm khách hàng tiềm năng về với doanh nghiệp.
UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng như nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển trang web/ứng dụng.
Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Phương pháp này quảng bá thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Các kênh bạn có thể sử dụng trong tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:
- Facebook.
- Twitter.
- LinkedIn.
- Instagram.
- Snapchat.
- Pinterest.
Pay Per Click: Quảng cáo
Quảng cáo ADS là một trong những mảng lớn của digital marketing. Phổ biến nhất là Google ADS, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google. Với mức giá “cho mỗi lần nhấp” vào các liên kết bạn đặt. Mỗi trang web hay tài khoản trên mạng xã hội để có thể trở thành 1 “platform” (nền tảng) để quảng cáo sản phẩm. Một trong những platform sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Google,… Bên cạnh đó, còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa vào địa lý (Geo-targeting), quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình.
Lĩnh vực digital advertising sẽ yêu cầu những kỹ năng và kiến thức về marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.
Content marketing
“Content is king” – “Nội dung là vua” là một trong những khái niệm “vững chãi” của digital marketing. Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dùng nhưng nếu không có nội dung thú vị hoặc hữu ích đối với người dùng, bạn cũng khó lòng giữ chân khách hàng. Hầu như tất cả lĩnh vực trong marketing đều liên quan đến phát triển nội dung.
Những công việc của content marketing có thể kể đến như quản lý nội dung mạng xã hội. Content writing, copy writer, biên tập, biên kịch, viết bài SEO (search engine optimization),…
SEO – Search Engine Optimization
Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, phần lớn chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Cốc Cốc,… Với một từ khóa như “Khóa học Digital marketing,” có thể đem lại hàng triệu kết quả tìm kiếm. Nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ digital marketing để đưa website/sản phẩm của bạn lên trên top đầu tìm kiếm.
SEO liên quan đến những công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…
Email marketing
Các công ty sử dụng tiếp thị qua email như một cách giao tiếp với độc giả của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, chương trình giảm giá và sự kiện cũng như hướng mọi người đến trang web của doanh nghiệp.
Các loại email bạn có thể gửi trong một chiến dịch tiếp thị qua email bao gồm:
- Bản tin đăng ký blog.
- Các email hướng khách truy cập vào trang web để tải xuống nội dung nào đó.
- Email chào mừng khách hàng.
- Chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết.
- Email tương tự để chăm sóc khách hàng.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Đây là một loại quảng cáo dựa trên hiệu suất, nơi bạn nhận được hoa hồng cho việc quảng bá sản phẩm. Hoặc dịch vụ của người khác trên trang web của bạn.
Các kênh tiếp thị liên kết bao gồm:
- Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác YouTube.
- Đăng các liên kết liên kết từ các tài khoản mạng xã hội của bạn.
- Quảng cáo sản phẩm trong nội dung liên qua trên website của bạn
Ngoài ra sẽ có một số hình thức digital marketing khác như:
- Native Advertising
- Marketing Automation
- Online PR
- Inbound Marketing
- Sponsored Content
IV. Cơ hội nghề nghiệp
Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Digital Marketing đang chuyển biến mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Digital Marketing sau khi tốt nghiệp rất đa dạng.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng. Hay copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng, kế toán. Phân tích kinh doanh, luật thương mại, quản lý sự kiện, khởi nghiệp, tài chính, nhân sự và kinh doanh quốc tế.
Trên đây Trang Nhung Tech đã giới thiệu cho bạn về khái niệm Digital marketing. Cũng như các hình thức của digital marketing, mong rằng thông tin sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang cần thuê dịch vụ Digital markrting chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
- HOTLINE: 0886.060.659
- Website: https://trangnhung.tech
- Email: cskh@trangnhung.tech
THÔNG TIN KHÁC:
Dự đoán 12 xu hướng Digital Marketing sẽ làm mưa gió năm 2022.
[…] Khái niệm Digital Marketing – Cái nhìn tổng quan về xu hướng nghề nghiệp […]