Điều ngược lại của noise marketing không phải là im lặng mà phải “thực chất” hơn. Thực chất ở đây chính là việc không lãng phí ngân sách marketing vào một phân khúc thị trường không đủ lớn hoặc có sức chi tiêu không đáng kể, mà cần tập trung vào một phân khúc thị trường khả thi – là một nhóm đồng nhất với các đặc điểm được xác định rõ ràng về nhân khẩu học, nền tảng kinh tế xã hội và nhận thức về thương hiệu. Để đạt được điều này, dưới đây là 5 key chính cần lưu ý:

Key

Key [1] – “Phục vụ” đúng lúc, đúng người

Hãy tập trung vào những gì công ty của bạn biết rõ nhất và chia sẻ nội dung thông tin đáng tin cậy về chủ đề đó. Đồng thời nó cũng phải phù hợp và liên quan đến những gì mọi người đang thực sự quan tâm.

Ví dụ, khi tình trạng bị sa thải, nghỉ việc gia tăng trong bối cảnh đại dịch, Propllr – một startup content marketing và PR ở Chicago đã tổng hợp một danh sách hơn 80 công ty công nghệ ở Chicago vẫn đang tuyển dụng, điều này đã nhanh chóng giúp công ty này nhận được phản hồi tích cực của mọi người.

Bài học rút ra ở đây là hãy giúp đỡ khách hàng vào đúng thời điểm mà họ cần.

Key [2] -Tìm kiếm dấu hiệu quan tâm

Theo Search Engine Land: “Mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt truy vấn trên Google, tương ứng với mỗi giây trôi qua có tới 63,000 thao tác được diễn ra trên không gian tìm kiếm khổng lồ này”. Ẩn sau mỗi lượt tìm kiếm đó là những ý định, mục tiêu khác nhau của người dùng.

 

Tập trung vào việc tiếp cận những khách hàng tiềm năng “đang tích cực tìm kiếm thông tin” sẽ giúp thông điệp của công ty tránh được những “noise” không cần thiết, để tiếp cận tốt hơn với những người mua sắm tích cực. 

Key [3] – Giới hạn tần suất lặp lại

Bối cảnh marketing ngày nay không chỉ “ồn ào” bởi tin nhắn, email mà nó còn trải rộng trên khắp hành trình của người dùng. Việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ không thực sự mang lại hiệu quả tốt về lâu dài.

Thay vì xuất hiện ồ ạt, hãy thử đặt giới hạn tần suất hiển thị quảng cáo kỹ thuật số cho một số người dùng nhất định.

Key [4] – “Đọc vị” những tình huống xung quanh

Sự bùng nổ của mạng xã hội làm cho các vấn đề xã hội, khoảnh khắc văn hóa trở nên viral hơn, nhận được nhiều quan tâm hơn. Chẳng hạn như sự bùng phát đại dịch Covid-19, cuộc biểu tình đòi quyền lợi và chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd. Với những sự kiện đang hot như thế này, các thương hiệu tốt nhất nên tạm ngừng những thông tin không phù hợp, có tính chất ngược lại để tránh những rắc rối không cần thiết.

Mặc dù sự im lặng trong thời gian dài có thể không phù hợp với các công ty startup, nhưng việc “đọc vị” những người xung quanh, quan sát những điều đang diễn ra để từ đó ứng biến và đưa ra cách tiếp cận hoặc hành xử thích hợp là điều cần thiết.

Key [5] – “Chơi đùa” với bối cảnh

Các chiến dịch, quảng cáo thường dừng lại ở mục đích thương mại và không theo ngữ cảnh cụ thể. Thay vì thế, marketer có thể tự do sáng tạo, thêm thắt chi tiết sinh động miễn là nó không vi phạm những quy tắc chung của cộng đồng cũng như quy định của nền tảng đang triển khai.

Kết

Những “noise” trong marketing không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu thương hiệu biết tận dụng những tiếng ồn này một cách khéo léo, thông điệp của bạn sẽ được khuếch tán một cách mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc truyền thông thông điệp chính của chiến dịch. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về noise marketing và những lưu ý khi sử dụng những “tiếng ồn” này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận