Nếu bạn là “newbie” mới bước vào thế giới của content marketing, chắc hẳn bạn sẽ có chút nhầm lẫn giữa: Content creator và content writer, copywriter. Việc hiểu rõ về vai trò của từng vị trí này rất quan trọng trong việc lựa chọn một hướng đi phù hợp. Hãy cùng Trang Nhung Tech tìm hiểu trong bài đăng dưới đây nhé!

I/ Content creator là gì?

Content creator, có thể hiểu là Người sáng tạo nội dung, là người chịu trách nhiệm tạo ra thông tin và tài liệu trên bất kỳ nền tảng hoặc kênh nào. Mục đích của những nội dung này là hấp dẫn và tạo cảm hứng cho người xem.

Để hiểu đầy đủ Content creator là gì và làm gì, điều quan trọng bạn phải hiểu “nội dung” là gì.

Nội dung có thể ở bất kỳ hình thức nào trên Internet. Đó có thể là các video, tin tức, bài post trên mạng xã hội, bài viết trên blog, meme, v.v. Hầu hết mọi thứ mà bạn thấy trực tuyến đều có thể được phân loại theo “nội dung”.

Chính vì vậy, không có giới hạn nào cho những nội dung mà một Content creator tạo ra. Content creator có thể đóng góp nội dung ở bất kỳ hình thức nào kể trên, ở cả phần hình, phần chữ, hay âm thanh.

Vì vậy, một Người sáng tạo nội dung có thể là blogger, nhà văn, nhà báo, biên tập viên, Youtuber, Vlogger, Tiktoker, hay Streamer.

Đối với các doanh nghiệp, sáng tạo nội dung có thể là tạo bản tin nội bộ, gửi email, tài liệu tiếp thị và quảng cáo, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội, lập báo cáo, viết và biên tập nội dung trên blog của công ty, v.v.

II/ Content writer là gì?

Ở một phạm vi hẹp hơn, Content writer, hay còn gọi là Người viết nội dung, là người chuyên sản xuất nội dung bằng văn bản.

Như vậy là với Content writer, nội dung họ tạo ra được giới hạn chỉ ở phần chữ. Có thể kể đến một vài ví dụ như các bài báo, mô tả sản phẩm, phần chữ của trang web, email, thông cáo báo chí, ebook, v.v.

Content writer

Điều này khác với các Content creator khi họ có thể làm việc với cả chữ, hình ảnh và âm thanh.

Tuy nhiên, một điều tương tự như Content creator, nội dung Content writer tạo ra thường tập trung vào việc giúp đỡ và cung cấp thông tin cho đối tượng mục tiêu.

Mục đích của việc viết nội dung là trả lời một câu hỏi cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của khách hàng.

Content writer đóng một vai trò quan trọng trong SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Người viết nội dung tạo ra nội dung mà người đọc muốn đọc thông qua các từ khóa, với mục tiêu là nó sẽ xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google).

Mục tiêu cuối cùng của việc viết những nội dung này là mang lại nhiều thông tin hữu ích, chất lượng cao nhằm mang lại giá trị người đọc, chứ không phải là bán hàng hay giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên những thông tin này cần liên quan mật thiết tới những gì mà công ty đang cung cấp.

III/ Copywriter là gì?

Content writer và Copywriter có một điểm chung là đều tập trung vào việc sản xuất nội dung bằng văn bản. Thế nhưng, khác biệt nằm ở chỗ Copywriter chỉ tạo ra các văn bản (copy) cho các tài liệu tiếp thị và quảng cáo.

Nội dung mà các Copywriter tạo ra thường là tên sản phẩm, tên thương hiệu, slogan, tagline, kịch bản và lời thoại của quảng cáo trên TV/radio/Youtube, v.v.

copywriter

Điểm khác nhau tiếp theo giữa Content writer và Copywriter liên quan đến mục đích cuối cùng của sản phẩm nội dung mà họ tạo ra.

Nếu Content Writer viết nội dung với mục tiêu duy nhất là cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, thì Copywriter muốn thu hút độc giả đến với sản phẩm và thực hiện một hành động nào đó.

Những hành động này có thể là mua hàng, đánh giá sản phẩm, tham gia vào chương trình khuyến mãi, v.v. Copywriter cần thuyết phục người đọc rằng họ cần sản phẩm đó, sau đó thúc đẩy người đọc đưa ra các quyết định kể trên, mà mục tiêu lớn nhất chính là bán được hàng.

Chính vì vậy, công việc của họ là truyền đạt sự hấp dẫn của sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đôi khi còn phải sử dụng những nội dung có tính định hướng hard-selling (thúc đẩy bán hàng một cách trực tiếp) nhiều hơn. Và để làm như vậy, nội dung cần phải súc tích, thú vị và đáng nhớ.

Vì đặc thù công việc, bạn có thể thường bắt gặp các Copywriter trong các agency chuyên về quảng cáo và tiếp thị nhiều hơn là ở các công ty.

IV. Phân biệt content writer, copywriter và content creator

Giữa content writer, copywriter, và content creator dường như không có sự khác biệt lớn nếu xét về tính chuyên môn trong nghề viết. Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu, bạn sẽ thấy mỗi công việc có một vai trò, mục đích, và cách thể hiện riêng biệt.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phân biệt được ba khái niệm này đồng thời hiểu được công việc của từng vị trí sẽ khác nhau ra sao.

phân biệt các vị trí trong content marketing
Phân biệt các vị trí trong content marketing

Việc hiểu rõ về content writer, copywriter, và content creator và nắm được điểm khác biệt giữa chúng là rất quan trọng. Để xác định đúng định hướng nghề nghiệp của mình, bạn cần nắm được bản chất của từng công việc.

Tuy nhiên, nếu đam mê marketing nói chung và nghề viết nói riêng, bạn cũng không nên quá rạch ròi hay chỉ tìm hiểu về một trong số ba công việc này. Về bản chất, content writer, copywriter, hay content creator đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và bổ trợ cho nhau trong một chiến dịch marketing hiệu quả.

Copywriter nếu biết áp dụng công thức sáng tạo content hữu ích của content writer, kết hợp với tính sáng tạo của content creator sẽ tạo nên một sản phẩm có sức ảnh hưởng.


THÔNG TIN KHÁC:

Copywriter là gì? Có những loại copywriter phổ biến nào?

5 CÁCH TẠO NỘI DUNG LAN TRUYỀN HIỆU QUẢ

Các bạn có thể theo dõi Fanpage Trang Nhung Tech của chúng mình để cập nhập những thông tin mới nhất nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] 3 Vị trí trong content marketing: Content creator, Content writer, Copywriter […]

[…] 3 Vị trí trong content marketing: Content creator, Content writer, Copywriter […]

[…] 3 Vị trí trong content marketing: Content creator, Content writer, Copywriter […]